Xét theo phương pháp dệt, vải dệt kim gồm hai loại chính là vải dệt kim đan ngang và đan dọc. Hai phiên bản này khác biệt rõ rệt về đặc điểm cấu trúc, tính chất hay ứng dụng. Bài viết này sẽ tập trung so sánh 2 2 phương , giúp bạn đưa ra quyết định thông thái khi mua sắm hoặc lựa chọn vật liệu sản xuất, kinh doanh.
1. Vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan dọc là gì?
Nội dung tóm tắt
ToggleVải dệt kim đan ngang (Weft Knitting) là loại vải được sản xuất bằng cách đan các sợi dệt theo chiều ngang từ trái qua phải. Quá trình này tạo ra các hàng (hoặc các vòng đan) song song với nhau. Vải dệt kim đan ngang thường có độ co giãn tốt và mềm mại. Nên thường được sử dụng để làm áo thun, đồ lót…
Vải dệt kim đan dọc (Warp Knitting) là loại vải được sản xuất bằng cách đan các sợi dệt theo chiều dọc từ trên xuống dưới. Quá trình này tạo ra các cột (hoặc các vòng đan) song song với nhau và vuông góc với hàng của vải dệt kim đan ngang. Vải dệt kim đan dọc thường có độ bền cao và ít co giãn hơn so với vải dệt kim đan ngang. Thường được sử dụng để làm áo len, áo khoác,…
2. So sánh vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan dọc
Dưới đây là những so sánh chi tiết về phương pháp sản xuất, đặc điểm, ứng dụng của hai loại vải dệt kim.
2.1. Phương pháp sản xuất
Với vải dệt kim đan ngang, các vòng đan được tạo thành theo chiều ngang của vải. Quá trình đan liên tục lặp lại, tạo ra các hàng vòng xếp chồng lên nhau. Quá trình sản xuất vải dệt kim đan ngang đơn giản hơn. Vì chỉ sử dụng một quả sợi để dệt. Vải có thể được dệt từ cả sợi xơ cắt ngắn và tơ filament, mang đến nhiều lựa chọn về chất liệu, độ mềm mại của vải. Quá trình dệt chỉ sử dụng kim lưỡi, giúp tạo ra những vòng sợi đều, mềm mại.
Với vải dệt kim đan dọc, các vòng đan được tạo thành theo chiều dọc của vải. Các kim di chuyển lên xuống để tạo ra các cột vòng. Bạn cần sử dụng trục sợi và nhiều sợi cùng lúc để tạo cấu trúc chắc chắn, ổn định cho loại vải này. Thông thường, chỉ sợi dạng tơ filament được dùng để dệt vải dệt kim đan dọc. Quá trình dệt có thể sử dụng nhiều loại kim khác nhau như kim lưỡi, kim móc và kim ống, mang lại kỹ thuật dệt đa dạng, linh hoạt.
2.2. Đặc điểm
Dưới đây là thông tin so sánh đặc điểm của vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan dọc:
- Độ đàn hồi: Vải dệt kim đan ngang có độ đàn hồi cao nhờ các vòng đan ngang có khả năng co giãn tốt. Điều này làm cho vải mềm mại, thoải mái khi mặc. Phù hợp để sản xuất sản phẩm yêu cầu độ co giãn như áo phông, áo len. Ngược lại, vải dệt kim đan dọc có độ đàn hồi thấp hơn do cấu trúc đan dọc chắc chắn. Do đó ít co giãn và cảm giác thoải mái không bằng vải dệt kim đan ngang.
- Độ bền: Vải dệt kim đan dọc thường có độ bền cao hơn. ì cấu trúc đan dọc giúp vải ít bị biến dạng sau nhiều lần sử dụng và giặt giũ. Trong khi đó, vải dệt kim đan ngang, mặc dù có độ co giãn tốt, nhưng dễ bị xù lông, biến dạng sau một thời gian sử dụng.
- Bề mặt: Vải dệt kim đan ngang thường mềm mại, mịn màng hơn. Do cách đan sợi dệt theo chiều ngang, mang lại cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với da. Ngược lại, vải dệt kim đan dọc có bề mặt chắc chắn và ít bị xù lông hơn, tạo cảm giác cứng cáp hơn.
- Khả năng giữ form: Vải dệt kim đan dọc nổi bật với khả năng giữ form dáng tốt nhờ cấu trúc đan dọc chắc chắn. Điều này giúp vải duy trì độ bền đẹp, không nhăn nhúm sau nhiều lần giặt giũ. Trái lại, vải dệt kim đan ngang dễ bị biến dạng và mất form khi sử dụng một thời gian dài.
2.3. Ứng dụng
Cấu trúc khác nhau làm nên tính ứng dụng riêng biệt cho mỗi loại vải. Giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn đa dạng hơn khi mua sắm.
Cụ thể, tính đàn hồi của vải dệt kim đan ngang thường ứng dụng cho sản phẩm cần độ co giãn tốt, như áo thun, đồ lót, đồ thể thao… Bề mặt mịn màng, khả năng thấm hút mồ hôi tốt cũng là những ưu điểm giúp vải đan ngang trở thành lựa chọn hàng đầu cho trang phục thoải mái, năng động.
Trong khi đó, vải đan dọc thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cần form cứng cáp như quần tây, áo khoác, đồ len… Bên cạnh đó, vải đan dọc cũng là vật liệu thích hợp để sản xuất các sản phẩm cao cấp, đòi hỏi tính thẩm mỹ và độ bền cao như áo khoác dạ, áo len cashmere…
3. Nên chọn vải dệt kim đan ngang hay vải dệt kim đan dọc?
Lựa chọn vải dệt kim đan ngang hay đan dọc nên dựa vào yêu cầu về đặc điểm, tính năng mong muốn của sản phẩm. Vải dệt kim đan ngang mềm mại, linh hoạt. rong khi vải dệt kim đan dọc nổi bật với độ bền và khả năng giữ form tốt.
Vải dệt kim đan ngang rất lý tưởng nếu bạn đang tìm kiếm vải cho sản phẩm dệt may mềm mại và co giãn tốt như áo thun, quần legging, váy, đồ lót… Ngoài ra, loại vải này cũng thích hợp để sản xuất trang phục thể thao vì khả năng đàn hồi giúp người mặc dễ dàng di chuyển, vận động.
Vải dệt kim đan dọc là lựa chọn thích hợp nếu bạn cần một loại vải bền, giữ form tốt và ít bị biến dạng sau thời gian dài sử dụng. Vì giá thành sản xuất cao nên loại vải này thường thấy ở đồ bơi, áo khoác, đồ lót cao cấp và sản phẩm yêu cầu tính chắc chắn, bền bỉ.
4. VieTextile – đơn vị sản xuất và xử lý vải dệt kim công nghệ 4.0.
Nhìn chung, vải dệt kim đan ngang và đan dọc đều sở hữu ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Việc phân biệt rõ ràng giữa hai loại vải này không chỉ giúp người tiêu dùng có những lựa chọn phù hợp. Mà còn đóng góp vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất của ngành dệt may.
Nếu quan tâm đến dịch vụ sản xuất vải dệt kim theo yêu cầu, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua phương thức sau:
- Điện thoại: +84 (0) 901809309
- Email: Info@Vietextile.com
- Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh