Search
Close this search box.

Mực in trên vải cotton: Lựa chọn mực in và quy trình in ấn tốt nhất

Mực in trên vải cotton không chỉ ảnh hưởng đến màu sắc, độ bền màu. Mà còn quyết định đến tính mềm mịn của vải. Vậy làm sao để lựa chọn loại mực phù hợp và quy trình in ấn tối ưu? Cùng khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tầm quan trọng của mực in trên vải cotton

Vải cotton là loại vải được ưa chuộng nhờ đặc tính mềm mại, thoáng khí và thân thiện với làn da. Để tạo nên những thiết kế độc đáo từ chất liệu này, công đoạn in ấn họa tiết, logo, văn bản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, mực in là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, độ bền màu, và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Lựa chọn mực kém chất lượng sẽ khiến hình ảnh dễ phai màu, bong tróc. Hoặc vải trở nên cứng, khó chịu khi mặc. Ngược lại, mực in tốt sẽ duy trì màu sắc tươi sáng, bền bỉ qua nhiều lần giặt.

2. Giới thiệu một số loại mực in phổ biến cho vải cotton

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại mực in được sử dụng trên vải cotton, cụ thể:

Mực Plastisol

Mực plastisol là loại mực phổ biến dùng trong in lụa (screen printing) trên vải cotton. Đặc tính của mực plastisol là không thấm nước, tạo hình in sắc nét, bền màu. Thành phần chính là PVC (Polyvinyl Chloride) và chất làm mềm (plasticizer), mực plastisol có thể gây cảm giác hơi cứng, nặng trên vải. Quá trình làm khô mực cần nhiệt độ cao để mực đông cứng, bám chắc vào sợi vải.

Mực plastisol sử dụng trong in lụa

Mực gốc nước (Water-based ink)

Loại mực được làm từ nước, rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Mực gốc nước thấm sâu vào sợi vải, hình in mịn màng, mềm mại hơn so với mực plastisol. Tuy nhiên, độ bền màu thấp hơn, đòi hỏi vải cotton phải được xử lý kỹ lưỡng để mực bám tốt.

Mực Discharge

Loại mực loại bỏ màu gốc của vải cotton (thường là màu tối) và thay thế bằng màu khác. Hình in có độ tương phản cao, màu sắc tươi sáng trên nền vải tối màu. Mực discharge đặc biệt thích hợp với thiết kế chi tiết, màu sắc sắc nét. Quá trình in bằng mực discharge đòi hỏi kỹ thuật cao và yêu cầu kiến thức chuyên sâu về hóa chất để đảm bảo in ấn an toàn, chất lượng.

Mực DTG (Direct to Garment)

Mực in trực tiếp lên vải bằng máy in kỹ thuật số, đặc biệt phù hợp để in hình ảnh phức tạp, kết hợp nhiều màu sắc. Mực DTG thấm sâu vào sợi vải cotton, không gây cảm giác cứng, nặng trên vải. Quá trình in DTG đòi hỏi máy móc hiện đại nên chi phí in thường cao hơn so với phương pháp truyền thống.

3. Phương pháp in trên vải cotton

In ấn trên vải cotton không chỉ đòi hỏi mực in phù hợp mà còn ứng dụng phương pháp in phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp in phổ biến:

  • In lụa (Screen Printing): sử dụng khung lưới (screen) và lưỡi gạt (squeegee) để ép mực qua lưới lên vải. In lụa cho phép in hình ảnh sắc nét, bền màu và có thể in trên diện tích lớn. 
  • In kỹ thuật số (Direct to Garment – DTG): là phương pháp in trực tiếp lên vải bằng máy in kỹ thuật số, không cần khung lưới như in lụa. Phương pháp này hỗ trợ in hình ảnh phức tạp, đa sắc. Phù hợp với đơn hàng nhỏ lẻ, thiết kế tùy chỉnh. In DTG yêu cầu xử lý vải trước để mực bám tốt hơn. Chi phí đầu tư máy móc ban đầu khá cao.
  • In chuyển nhiệt (Heat Transfer Printing): là phương pháp in gián tiếp, hình ảnh được in lên giấy chuyển nhiệt. Sau đó ép nhiệt để chuyển mực từ giấy sang vải. Phương pháp này dễ thực hiện, phù hợp với thiết kế phức tạp. Độ bền màu của hình ảnh in có thể không cao nếu không được thực hiện đúng cách.

Máy in ép nhiệt in áo thun kỹ thuật số

4. Tip chọn mực in trên vải cotton vừa bền màu, vừa sắc nét

Nếu muốn kết quả in ấn trên vải cotton có chất lượng tốt nhất, quý có thể tham khảo một số tip sau:

  • Xác định mục đích sử dụng: Nếu sản phẩm cần giặt nhiều và tiếp xúc thường xuyên dưới ánh nắng, mực plastisol hoặc mực DTG sẽ là lựa chọn phù hợp do độ bền màu cao. Ngược lại, nếu ưu tiên tính thẩm mỹ, cảm giác mềm mại, mực gốc nước sẽ lý tưởng hơn.
  • Kiểm tra tính tương thích của mực và vải: Mỗi loại vải cotton sẽ cho kết quả in khác nhau khi sử dụng cùng một loại mực. Bạn nên kiểm tra tính tương thích giữa mực và vải trước khi in hàng loạt. Điều này giúp mực bám tốt, không gây ra hiện tượng loang màu hoặc phai màu nhanh chóng.
  • Lựa chọn phương pháp in phù hợp: In lụa phù hợp với đơn hàng lớn, thiết kế đơn giản. Trong khi in DTG hoặc in chuyển nhiệt lại phù hợp với thiết kế phức tạp, đơn hàng nhỏ.
  • Kiểm soát quá trình in ấn: Quá trình in ấn cần được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị vải, chọn mực, đến khâu in và xử lý sau in. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến nhiệt độ, thời gian làm khô mực. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức bám dính và bền màu của mực trên vải.
  • Sử dụng mực in chất lượng cao: Mực kém chất lượng sẽ làm giảm giá trị sản phẩm cuối cùng. Bạn nên chọn mực từ đơn vị cung cấp uy tín, đồng thời tuân thủ hướng dẫn cần thiết để kết quả in ấn đạt yêu cầu.

5. Giải pháp mực trên vải cotton từ VieTextile

VieTextile là đơn vị cung cấp đa dạng sản phẩm mực in bao gồm: mực hoạt tính, mực bigment, mực axit, mực phân tán,…. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ mang đến chất lượng in ấn vượt trội. Mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng và thân thiện môi trường. Hơn nữa, các sản phẩm mực in của chúng tôi luôn có chứng chỉ ZDHC, Oeko-Tex giúp quý xưởng an tâm sản xuất.

Nếu quý khách hàng, quý xưởng vẫn còn đang băn khoăn về việc lựa chọn mực in thì liên hệ ngay với VieTextile qua phương thức sau để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

  • Điện thoại: +84 (0) 901809309
  • Email: Info@Vietextile.com
  • Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt