Search
Close this search box.

Bật mí từ A đến Z về quy trình sản xuất vải dệt thoi

Vải dệt thoi ngày nay đã trở thành phân khúc quan trọng trong sản xuất. Đồng thời cũng là vật dụng quen trong đời sống hằng ngày. Vậy quy trình sản xuất vải dệt thoi diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá từ A đến Z những bước cần thiết để sản xuất một tấm vải dệt thoi hoàn chỉnh.

1. Nguyên liệu sản xuất vải dệt thoi

Từ ngàn năm trước, con người đã biết tận dụng những sợi tự nhiên như bông, lanh để tạo ra vải. Ngày nay, kho tàng nguyên liệu sản xuất vải dệt thoi càng trở nên phong phú hơn với sự xuất hiện của các loại sợi nhân tạo như polyester, nylon, acrylic. Mỗi loại sợi mang những đặc tính riêng biệt, góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú của ngành dệt may.

Sợi tự nhiên trong quy trình sản xuất vải dệt thoi

  • Bông (Cotton): Đây là loại sợi tự nhiên phổ biến nhất, được biết đến với khả năng thấm hút tốt và mềm mại. Bông thường được sử dụng để sản xuất các loại vải dệt thoi như poplin, denim và canvas.
  • Lanh (Linen): Sợi lanh được làm từ cây lanh, có độ bền cao và khả năng thấm hút tốt. Vải dệt thoi từ lanh thường dùng để sản xuất trang phục mùa hè hoặc sản phẩm gia dụng.
  • Len (Wool): Len từ lông cừu, giữ nhiệt tốt và mềm mại. Vải len dệt thoi thường được sử dụng để sản xuất trang phục mùa đông hoặc sản phẩm nội thất.
  • Tơ tằm (Silk): Sợi tơ tằm có độ bóng tự nhiên, mang đến cảm giác mềm mại. Loại sợi này thường là nguyên liệu cho sản phẩm thời trang cao cấp.

Sợi nhân tạo phục vụ quy trình sản xuất vải dệt thoi

  • Polyester: Đây là loại sợi nhân tạo phổ biến nhất, bền bỉ và khả năng chống nhăn tốt. Polyester thường được pha trộn với sợi tự nhiên để cải thiện tính năng của vải.
  • Nylon: Nhờ độ bền vượt trội và khả năng chống mài mòn tuyệt vời, sợi nylon được lựa chọn để tạo nên sản phẩm dệt thoi kỹ thuật như lều, ba lô và đồ bảo hộ.
  • Acrylic: Sợi acrylic mang đến cảm giác giống như len, nhưng nhẹ hơn và dễ chăm sóc, bảo quản hơn. Acrylic được ứng dụng trong sản xuất quần áo, đồ gia dụng.

2. Quy trình sản xuất vải dệt thoi chi tiết

Quy trình dệt thoi là một chuỗi công đoạn phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao. Nhằm đảm bảo chất lượng, độ bền của sản phẩm vải. Quy trình này gồm các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị sợi dọc  

Sợi dọc cần được quấn từ các búp sợi thành thùng sợi dọc với chiều dài, số lượng sợi và chiều rộng vải đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Quá trình này cần đảm bảo sức căng đồng đều giữa các sợi và tránh hiện tượng sợi bị chéo. 

Hai phương pháp mắc sợi dọc chính: mắc đồng loạt (phù hợp với vải có sợi dọc đồng màu) và mắc phân băng (thích hợp cho vải sử dụng sợi dọc nhiều màu).

Bước 2: Hồ sợi dọc 

Hồ sợi dọc giúp tăng cường độ bền, độ đàn hồi và khả năng chống mài mòn của sợi dọc trong quá trình dệt. Quá trình hồ sợi gồm ngấm sợi bằng dung dịch hồ và sấy khô. Từ đó, sợi kết dính lại với nhau, hạn chế tình trạng xơ và đứt sợi khi sợi dọc chịu lực kéo, uốn cong và ma sát với tần số cao trong quá trình dệt.

Bước 3: Chuẩn bị sợi ngang 

Quấn sợi từ búp sợi vào suốt trên máy dệt thoi. Mặc dù ngày nay, phương pháp này ít được sử dụng, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong khâu sản xuất truyền thống.

Bước 4: Dệt thoi 

Quá trình dệt thoi chính thức bắt đầu khi sợi dọc được luồng qua go và lược dệt. Sau đó được kéo căng trên khung dệt. Sợi ngang được thoi mang qua lại giữa các sợi dọc để tạo thành kết nối chắc chắn, hình thành cấu trúc vải. 

Trong quá trình này, lực tác động lên sợi dọc luôn thay đổi về hướng và cường độ, đòi hỏi tính ổn định của cả máy móc lẫn vật liệu.

Bước 5: Kiểm tra vải 

Kiểm tra là bước then chốt giúp xác định chất lượng vải mộc bằng cách phát hiện và sửa lỗi. Quá trình này đảm bảo rằng sản phẩm vải dệt thoi đạt chuẩn về mặt thẩm mỹ, tính năng và sẵn sàng cho giai đoạn gia công tiếp theo hoặc đưa vào sử dụng.

3. Công nghệ sản xuất vải dệt thoi

Công nghệ sản xuất vải dệt thoi xuất hiện nhiều cải tiến vượt bậc nhờ sự ra đời của các loại máy móc hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng trong ngành dệt may. Cụ thể như sau:

Máy dệt không thoi

Máy dệt không thoi có cơ cấu ba tăng đơn giản và nhẹ, hành trình chuyển động ngắn, hiệu suất sản xuất được nâng cao rõ rệt. Máy có khổ vải rộng, miệng vải nhỏ nên dễ dàng xử lý các loại vải phức tạp. Đặc biệt, máy không yêu cầu công đoạn chuẩn bị sợi ngang. Giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức căng sợi ngang đồng đều. Máy hoạt động êm ái, ít gây tiếng ồn, ít rung lắc và có tốc độ sản xuất cao.

Máy dệt thoi kẹp

Máy dệt thoi kẹp lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1952 bởi Sulzer Ruti (Thụy Sĩ). Đây là một trong những máy dệt thoi mang lại hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cao. Máy tiêu thụ ít năng lượng, giảm bớt tiêu hao sợi ngang nhờ thiết kế biên gấp và dễ vận hành. Máy có khả năng dệt được nhiều khổ vải khác nhau từ 33 đến 530 cm. Thậm chí có thể dệt nhiều khổ vải đồng thời. Với độ đứt sợi dọc thấp, máy dệt thoi kẹp là lựa chọn lý tưởng cho sản phẩm yêu cầu độ bền cao.

Máy dệt kiếm

Máy dệt kiếm được chia thành hai loại chính: máy một kiếm và máy hai kiếm. Máy một kiếm sử dụng kiếm cứng bằng kim loại hoặc composite, có mặt cắt ngang tròn. Thường dùng cho các loại sợi đặc biệt. Tuy nhiên, máy này tiêu tốn nhiều năng lượng do kiếm phải di chuyển toàn bộ khổ vải. 

Máy hai kiếm hiệu quả hơn khi chỉ cần mỗi kiếm chuyển động qua một nửa khổ vải, giảm bớt tiêu hao năng lượng. Máy dệt kiếm có thể sử dụng với nhiều loại nguyên liệu như bông, len, tơ tằm. Đồng thời phù hợp cho cả vải may mặc lẫn vải công nghiệp.

Máy dệt thổi khí

Máy dệt thổi khí sử dụng luồng khí để đưa sợi ngang qua khổ vải. Giúp giảm ma sát và đứt sợi. Máy hoạt động nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng và ít gây tiếng ồn. Phù hợp cho các loại vải nhẹ và mỏng.

4. Kiểm tra, đánh giá quy trình sản xuất vải dệt thoi

Kiểm tra, đánh giá chất lượng vải dệt thoi là một bước quan trọng trong quy trình sản xuất. Việc này giúp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các yếu tố cần kiểm tra, đánh giá chất lượng vải dệt thoi bao gồm:

  • Độ bền: của vải dệt thoi có thể được kiểm tra bằng cách kéo căng vải đến khi rách. Vải dệt thoi có độ bền cao sẽ chịu được lực kéo lớn mà không bị rách hay biến dạng.
  • Màu sắc và hoa văn: của vải dệt thoi cần đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều và độ bền màu. Quá trình kiểm tra này gồm so sánh màu sắc, hoa văn của vải với mẫu chuẩn. Đồng kiểm tra độ bền màu bằng cách giặt, phơi nắng vải.
  • Độ thấm hút: Độ thấm hút của vải dệt thoi có thể được kiểm tra bằng cách nhỏ nước lên bề mặt vải và đo thời gian thấm hút. Vải dệt thoi thấm hút tốt sẽ hút nước nhanh chóng và không làm ướt bề mặt vải.
  • Độ giữ dáng: Thực hiện giặt, ủi vải nhiều lần và quan sát sự thay đổi về hình dáng, kích thước vải. Vải dệt thoi có độ giữ dáng tốt sẽ giữ được hình dáng, kích thước ban đầu sau nhiều lần giặt, sử dụng.
  • Độ mềm mại: Kiểm tra độ mềm mại của vải dệt thoi bằng cảm nhận bề mặt vải và so sánh với mẫu chuẩn. Vải dệt thoi có độ mềm mại cao sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng.

5. Quy trình sản xuất vải dệt thoi chất lượng cao từ VieTextile

VieTextile là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vải dệt thoi chất lượng cao. Chất lượng là cốt lõi trong mọi sản phẩm của VieTextile. Chúng tôi cam kết kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ khâu lựa chọn nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, hoàn thiện. Với đội ngũ thiết kế tài năng và đội ngũ nghiên cứu phát triển chuyên nghiệp, VieTextile sẽ không ngừng đổi mới, sáng tạo để nâng tầm vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.

Bài viết đã mô tả quy trình sản xuất vải dệt thoi một cách toàn diện. Từ lựa chọn sợi, mắc sợi đến công đoạn dệt và kiểm tra chất lượng, mỗi bước đều yêu cầu tính chính xác, cẩn thận. Hiểu rõ về quy trình này không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức mà còn tôn vinh giá trị của mỗi sản phẩm dệt trong đời sống hàng ngày.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp sản xuất vải dệt thoi chất lượng, tiết kiệm, đừng quên liên hệ với VieTextile qua phương thức sau:

  • Điện thoại: +84 (0) 901809309
  • Email: Info@Vietextile.com
  • Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt