Search
Close this search box.

Biomass là gì? Ứng dụng và triển vọng phát triển trong sản xuất

Biomass (sinh khối) là nguồn năng lượng xanh đầy tiềm năng, giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Sinh khối đã và đang mở ra tương lai mới cho ngành sản xuất. Vậy, biomass là gì và được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? Cùng khám phá qua bài viết sau nhé.

1. Biomass là gì? Vai trò của Biomass trong hệ sinh thái

Biomass là gì? Biomass (hay sinh khối) là thuật ngữ khoa học chỉ tổng khối lượng hoặc số lượng của tất cả sinh vật sống trong một khu vực nhất định. Sinh khối còn được hiểu là những vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật và được sử dụng để sản xuất năng lượng. Ví dụ như gỗ, rơm rạ, bã mía… được đốt để tạo nhiệt hoặc chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

Biomass đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong duy trì sự cân bằng sinh thái và chu trình vật chất. Việc định lượng sinh khối sẽ giúp đánh giá “sức khỏe”, năng suất của hệ sinh thái. Ngoài ra, việc này còn cung cấp cơ sở khoa học cho quy trình quản lý, khai thác tài nguyên sinh vật bền vững.

Hơn nữa, biomass cũng là nguồn năng lượng tái tạo đầy triển vọng. Điện, nhiệt, nhiên liệu sinh học hay nhiên liệu khí có thể được sản xuất bằng nhiên liệu sinh khối. Bằng cách tận dụng gỗ dư thừa, chất thải nông nghiệp cùng nhiều nguồn sinh khối khác. Quá trình này không chỉ làm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Mà còn bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững.

2. Phân loại nhiên liệu sinh khối

Sinh khối đang ngày càng được quan tâm, khai thác vì nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt trong sản xuất năng lượng. Dưới đây là một số loại nhiên liệu sinh khối phổ biến:

  • Sinh khối nông nghiệp: là các phế phẩm từ hoạt động nông nghiệp. Như rơm rạ, bã mía, thân ngô, thân cây bông, vỏ lạc, phân chuồng. Đây là nguồn sinh khối phổ biến, dễ tiếp cận.
  • Sinh khối lâm nghiệp: là những vật liệu hữu cơ từ rừng. Như cành, nhánh, vỏ cây, gỗ thải. Các vật liệu này đều sản sinh năng lượng cao và ứng dụng phổ biến trong sản xuất nhiệt, điện.
  • Rác thải đô thị và công nghiệp: là các loại rác thải hữu cơ từ khu dân cư và hoạt động công nghiệp. Như thức ăn thừa, giấy, vải vụn… là nguồn sinh khối có tiềm năng lớn. Nhưng lại cần được xử lý đúng cách để tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Chất thải động vật và phân bón: phân, chất thải từ động vật cũng là nguồn có thể sử dụng để sản xuất năng lượng khí sinh học.
  • Cây năng lượng: là loại cây đặc biệt được trồng để sản xuất sinh khối. Vì chúng có năng suất cao và thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ, cây Switchgrass, cây Miscanthus…
  • Sinh khối thủy sinh: Các vật liệu hữu cơ từ môi trường nước như tảo, rong biển,… Đây là nguồn sinh khối đang được nghiên cứu, phát triển. Bởi chúng đem lại nhiều tiềm năng, đặc biệt là trong sản xuất nhiên liệu sinh học và hóa chất.

3. Ứng dụng thực tiễn của Biomass

Nhờ khả năng tái tạo, thân thiện với môi trường, sinh khối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể.

Sản xuất năng lượng sạch

Qua các quy trình như đốt trực tiếp, khí hóa hoặc tiêu hóa kỵ khí, sinh khối được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và điện. Việc này giúp giảm lượng khí thải CO2. Ngoài ra, còn tận dụng tối đa nguồn tài nguyên từ chất thải nông nghiệp và rừng.

Chất đốt lò hơi trong công nghiệp

Sinh khối được sử dụng làm chất đốt lò hơi thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ. Từ đó giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm chi phí năng lượng. Chất đốt sinh khối như củi, rơm rạ, bã mía… không chỉ có giá thành thấp mà còn có thể tái chế tro để làm phân bón, vật liệu xây dựng.

Nhiên liệu sinh học

Sinh khối có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học như bioethanol, biodiesel và biogas. Bioethanol sản sinh sau khi lên men cây trồng chứa đường. Biodiesel thường có nguồn gốc từ dầu thực vật như dầu cọ, dầu đậu nành. Biogas sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học. Thường được sử dụng rộng rãi để nấu nướng, sưởi ấm và sản xuất điện.

Phân bón, thức ăn chăn nuôi

Sinh khối được dùng để chế biến thức ăn cho động vật và làm đệm lót chuồng sinh học. Từ đó, cải thiện hiệu quả sử dụng chất thải và tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Ngoài ra, sinh khối còn được sử dụng làm phân bón hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho đất và cải thiện cấu trúc đất.

Sản xuất hóa chất

Sinh khối có thể chuyển hóa thành các hợp chất quan trọng như methacrylate, axit axetic và glycerol. Các hợp chất này ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm và sản xuất vật liệu.

Ứng dụng trong dân dụng

Sinh khối có thể tạo nhiệt cho sưởi ấm, nấu nướng. Các lò đốt sinh khối hiện đại giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Bếp biogas, sử dụng khí methane từ phân hủy sinh học, là giải pháp năng lượng hiệu quả cho nhiều hộ gia đình tại khu vực nông thôn.

4. Lợi ích và thách thức khi sử dụng nhiên liệu Biomass

Ngoài hiểu rõ biomass là gì, việc nghiên cứu sâu hơn về lợi ích và thách thức sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về sinh khối.

Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu:

  • Bền vững: Biomass có thể được sản xuất liên tục. Giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch không tái tạo.
  • Thân thiện với môi trường: Quá trình đốt cháy biomass tạo ra lượng khí thải CO2 thấp hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Từ đó giảm hiệu ứng nhà kính. Mặt khác, việc tận dụng, xử lý chất thải hữu cơ cũng góp phần bảo vệ môi trường.
  • Đa dạng hóa nguồn năng lượng: Vô số loại nhiên liệu biomass được nghiên cứu, ứng dụng, từ đó giảm rủi ro phụ thuộc vào nguồn năng lượng duy nhất.
  • Tạo việc làm: Phát triển ngành công nghiệp sinh khối tạo ra nhiều việc làm. Đặc biệt tại các vùng nông thôn.

Thách thức khi sử dụng biomass:

  • Hiệu suất: Hiệu suất chuyển đổi năng lượng từ biomass sang điện năng hoặc nhiệt năng thường thấp hơn so với nguồn năng lượng hóa thạch.
  • Chi phí: Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng các nhà máy điện sinh khối hoặc các hệ thống sử dụng biomass khá cao.
  • Công nghệ: Công nghệ chuyển đổi biomass thành năng lượng vẫn còn hạn chế và cần được phát triển hơn nữa để tăng hiệu quả và giảm chi phí.
  • Mùa vụ: Sản lượng biomass có thể thay đổi theo mùa, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp ổn định.

5. Sinh khối – nhiên liệu sạch, năng lượng xanh 

Khác biệt hoàn toàn với nhiên liệu hóa thạch, sinh khối giải phóng năng lượng với lượng khí thải carbon dioxide thấp hơn đáng kể. Điều này góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, cũng khiến sinh khối trở thành một lựa chọn bền vững, thân thiện với môi trường. Đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nhân loại.

Tiềm năng ứng dụng của sinh khối là vô cùng đa dạng. Không chỉ được sử dụng để sản xuất điện, sinh khối còn là nguyên liệu chính để tạo ra các loại nhiên liệu sinh học như ethanol, biodiesel, khí sinh học. Bên cạnh đó, sinh khối còn được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí là trong sinh hoạt hàng ngày. Mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho nguồn năng lượng xanh này.

Bài viết đã mô tả biomass là gì, vai trò, phân loại và ứng dụng của sinh khối trong thực tiễn. Song song với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sinh khối sẽ mở ra chân trời mới, tạo ra bước đột phá trong sản xuất năng lượng tái tạo, góp phần xây dựng một thế giới xanh, sạch, bền vững.

Nội dung tóm tắt