Search
Close this search box.

10+ công nghệ Washing cần biết trong sản xuất công nghiệp

10+ công nghệ Washing cần biết trong sản xuất công nghiệp

Đứng trước sự phát triển của thị trường ngành may mặc trên thế giới, công nghệ Washing đang ngày càng được chú trọng. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, những doanh nghiệp sản xuất đều mong muốn tối ưu kỹ thuật Wash của mình. Vậy cụ thể các công nghệ Washing thông dụng hiện nay là gì? Tham khảo ngay nhé!

1 Công nghệ Washing trong may mặc là gì?

Trong công nghiệp may mặc, Washing hay Wash là một kỹ thuật hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, làm tăng độ mềm, độ bền màu cho vải. Hơn hết đây là công đoạn tạo nên hiệu ứng, thay đổi hình dáng giúp sản phẩm may mặc đa dạng và bắt mắt hơn. Từ đó thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng đại chúng khi xuất ra thị trường.

Có thể nói Washing là một trong những công đoạn cuối cùng của thành phẩm. Sau khi trải qua quá trình cắt, may và xử lý tỉ mỉ,… Xưởng may sẽ chuyển đến công đoạn Wash để hoàn thiện thành phẩm rồi kiểm tra và đóng gói, bán cho khách hàng.

2 Vai trò của Washing trong công nghiệp sản xuất 

Khác với quá trình giặt tay hay giặt máy thông thường chỉ nhằm mục đích làm sạch quần áo. Washing trong công nghiệp sản xuất sẽ có vai trò vô cùng quan trọng đối với thành phẩm cuối cùng. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của Washing trong công nghiệp sản xuất:

  • Loại bỏ bụi bẩn và các hóa chất còn lại: Trong quá trình sản xuất, sẽ có rất nhiều các cặn vải và hóa chất còn lại trên sản phẩm. Washing sẽ giúp sản phẩm có thể sử dụng được ngay sau khi mua, an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Làm mềm thành phẩm: Vải trước may thành phẩm sẽ thường rất thô cứng do lớp hồ cứng khi dệt tạo thành. Do đó, Washing sẽ làm lớp hồ cứng này tan ra, các sợi vải bông lên, mềm hơn, mịn hơn. Người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy thoải mái hoặc dễ dàng lựa chọn hơn.
  • Định hình lại kích thước sản phẩm: Đối với hàng may mặc, những lần giặt đầu thật sự rất quan trọng. Bởi sau khi tiến hành giặt nước đầu tiên, sản phẩm sẽ có những độ co rút nhất định. Washing sẽ giúp thành phẩm đạt được độ chuẩn về kích thước đã tính toán sẵn. 
  • Cân bằng màu vải, loại bỏ màu dư: Tương tự như với định hình kích thước, Washing trong những lần đầu tiên cũng giúp sản phẩm loại bỏ được các màu dư trong quá tình nhuộm. Từ đó cân bằng được màu vải khi đến tay người dùng. Hơn hết nó cũng đóng vai trò làm vải bền màu hơn trong quá trình sử dụng. 

3 Giới thiệu một số công nghệ Washing phổ biến

Trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ sử dụng nhiều công nghệ kết hợp. Mục đích cuối cùng là đem đến sản phẩm mềm mại và hợp thời trang đến tay người tiêu dùng. Cùng điểm qua một số công nghệ Washing phổ biến nhé:

Normal/ Detergent Wash

Là công đoạn giặt cơ bản, giúp loại bỏ bụi bẩn, vết dầu, tạp chất, làm sạch hồ và làm mềm vải. Là công nghệ áp dụng khi Wash Jean, Kaki, hay T-shirt.

Bleach Wash

Hay còn được gọi là giặt trung hòa, bằng các chất oxy hóa mạnh, công nghệ này sẽ giúp điều chỉnh màu sắc trên quần áo may sẵn.

Stone Wash

Là một công nghệ đặc trưng của Wash denim. Quy trình Wash được sử dụng với đá bọt có nhiệt độ tan chảy cao, giàu silic, nhẹ xốp và nổi trên mặt nước. Từ đó giúp tạo độ mềm cho vải và độ mòn, sờn nhất định cho sản phẩm

Acid Wash

Đây là một kỹ thuật kết hợp với Axit khi Washing để sản phẩm may sẵn có hiệu ứng sờn rách hay phai màu nhất định. Ngày nay hiệu ứng này đã  có thể được xử lý bằng tia laser (Wash laser), ít gây hại đến môi trường như trước đây. 

Enzyme Wash

Khi thực hiện Washing có thể thêm enzyme hữu cơ hoặc phun trực tiếp lên quần áo. Kỹ thuật này sẽ giúp loại bỏ lớp hồ vải, bụi vải, mềm hơn và có độ sờn màu trên bề mặt thành phẩm. 

Silicon Wash

Công nghệ này sẽ giúp  thay đổi tính chất của vải thông qua nước sử dụng trong quá trình giặt. Nước sẽ được làm mềm, từ đó vải đàn hồi tốt, mềm và bền hơn. Từ đó,  thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng khó tính.

Sand Wash

Bằng cách sử dụng cát dạng bắn hoặc phun trên bề mặt vải. Kỹ thuật này sẽ tại ra những mảng Wash thời trang ở vị trí mong muốn như: đầu gối, đùi…

Caustic Wash

Để tạo hiệu ứng phai màu, khiến quần áo có vẻ cổ điển hơn. Các xưởng may sẽ sử dụng các chất như soda, xút, axit, silicon,…hay còn gọi là kỹ thuật caustic vào quá trình giặt. 

Super-white Wash

Là kỹ thuật được áp dụng để làm bật phần độ trắng sau tẩy.

Dye Wash

Là kỹ thuật nhuộm sang các màu khác từ màu trắng nguyên bản. 

Over-dye Wash

Là kỹ thuật nhuộm phủ , từ đó tạo sự khác biệt so với màu sắc ban đầu.

Handbrush Wash

Còn gọi là chà giấy, cụ thể là kỹ thuật sử dụng giấy nhám bạc, giấy mài để mài jeans,…

Wash kết hợp

Để đạt được những thành phẩm cuối cùng, các xưởng may cũng có thể kết hợp nhiều công nghệ Washing khác nhau. Chẳng hạn enzyme stone Wash, acid stone Wash…

4 Liên hệ tư vấn sản xuất

Hiện tại, hầu hết các xưởng sản xuất hàng may mặc công nghiệp đều sử dụng công nghệ Washing trước xuất ra thị trường. Thực tế, tùy thuộc vào từng loại vải, nhà sản xuất sẽ áp dụng một kiểu Wash khác nhau. Do đó, để không gặp phải những rủi ro, các nhà máy Wash sẽ là đơn vị tư vấn khách quan nhất cho các khách hàng doanh nghiệp của VieTextile.

Nếu bạn chưa tìm được cho mình một nơi để tin tưởng. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tìm ra giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Vietextile Co.Ltd tự tin sẽ mang đến những giải pháp phù hợp với sản phẩm và chi phí bạn đang có. Cảm ơn bạn đọc đã lắng nghe!

Nội dung tóm tắt