Search
Close this search box.

Danh sách 20+ hóa chất ngành dệt may phổ biến

Hóa chất đóng vai trò không thể thiếu trong quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm dệt may. Vậy đâu là những loại hóa chất ngành dệt may phổ biến? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé. 

1. Hóa chất ngành dệt may là gì? Tầm quan trọng của hóa chất trong ngành dệt may

Hóa chất ngành dệt may là những chất vô cơ, các loại muối, acid được sử dụng trong quá trình sản xuất sợi, vải và hoàn thiện sản phẩm dệt. Hóa chất ngành dệt may bao gồm thuốc nhuộm, chất làm mềm vải, chất chống nhăn, chất chống thấm, chất tẩy rửa cùng nhiều loại khác.

Hóa chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành dệt may. Từ khâu sơ chế sợi, tẩy trắng, nhuộm, in ấn cho đến hoàn thiện. óa chất được ứng dụng phổ biến để cải thiện độ bền đẹp và tính năng của sản phẩm dệt may. Ví dụ, chất chống cháy cho vải nội thất, chất kháng khuẩn cho quần áo thể thao hay chất chống ẩm mốc cho trang phục bảo hộ. Không chỉ vậy, hóa chất làm đơn giản hóa quy trình sản xuất, tạo ra những loại vải đặc biệt như vải chống nắng, chống nhăn hay vải có độ bền cao. Có thể khẳng định rằng, sự phát triển vượt bậc của ngành dệt may hiện đại sẽ không thể đạt được nếu thiếu vắng hóa chất.

2. Danh sách 20+ hóa chất ngành dệt may phổ biến

Dưới đây là thông tin về những loại hóa chất phổ biến ứng với từng giai đoạn sản xuất sản phẩm dệt may, từ tẩy trắng, nhuộm màu đến chống nhăn, chống thấm,…

2.1. Chất nhuộm

Chất nhuộm là loại hóa chất được sử dụng để tạo màu cho vải và các vật liệu dệt khác. làm tăng tính thẩm mỹ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

  • Chất nhuộm azo: Loại chất nhuộm chứa nhóm azo (-N=N-) trong cấu trúc, thường có màu sắc tươi sáng và độ bền cao. 
  • Chất nhuộm vật lý: Không phản ứng hóa học với vải mà chỉ bám lên bề mặt sợi vải, thường dễ bị phai màu khi giặt.
  • Chất nhuộm kết tủa: Chất nhuộm tạo ra phản ứng kết tủa trên bề mặt vải, tạo nên màu sắc bền vững.
  • Chất nhuộm từ thực vật: Chiết xuất từ nguồn thực vật như cà phê, quả điều, gỗ tự nhiên, có độ an toàn cao nhưng thường có độ bền màu thấp hơn so với chất nhuộm tổng hợp.
  • Chất nhuộm từ động vật: Chất nhuộm có nguồn gốc động vật như nhuộm tơ tằm, len từ côn trùng hay động vật biển, thường cho màu sắc đẹp, tự nhiên.

2.2 Chất phụ trợ nhuộm

Chất phụ trợ nhuộm là loại hóa chất giúp cải thiện hiệu quả nhuộm. Công dụng chính là điều chỉnh độ pH, tăng cường độ bám màu, ổn định môi trường nhuộm và khử màu trước khi nhuộm.

  • Muối nhuộm: Muối photphat, sunphat, clorua,… sử dụng để điều chỉnh độ bền màu, cải thiện khả năng hấp thụ của chất nhuộm trên vải.
  • Chất kiềm: Hydroxit natri, hydroxit kali,… điều chỉnh pH trong quá trình nhuộm, giúp màu nhuộm thấm đều và bền hơn.
  • Chất độn ổn định: Ure, axit axetic, axit oxalic,… giúp ổn định môi trường nhuộm, ngăn ngừa hiện tượng kết tủa, cải thiện hiệu quả nhuộm.
  • Chất khử: Dithionit, sunfur dioxit, formaldehyt,… dùng để khử màu trước khi nhuộm, giúp tạo nên màu sắc đều, đúng yêu cầu.

2.3 Chất hoàn thiện

Chất hoàn thiện là hóa chất được sử dụng sau quá trình nhuộm để cải thiện tính năng, chất lượng vải. Ví dụ như chống nhăn, chống thấm nước, chống cháy, kháng khuẩn, tăng độ bền,…

  • Chất chống nhăn: Gồm các polyme, keo nhân tạo,… giúp vải không bị nhăn nhúm sau khi giặt, duy trì vẻ đẹp của sản phẩm.
  • Chất chống thấm nước: Silicon, paraffin, polyuretan,… tạo lớp phủ trên bề mặt vải, bảo vệ vải trong điều kiện ẩm ướt.
  • Chất chống cháy: Các muối amoni, phosphat,… làm giảm khả năng bắt cháy của vải, tăng cường an toàn khi sử dụng.
  • Chất kháng khuẩn: Các hợp chất bạc, đồng, kẽm,… ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trên vải, bảo vệ sức khỏe người dùng.

2.4 Chất tẩy trắng

Chất tẩy trắng là loại hóa chất dùng giúp loại bỏ màu tự nhiên của vải, làm sáng màu và chuẩn bị bề mặt vải cho các bước xử lý tiếp theo.

  • Clorin và các dẫn xuất: Hipoclorit, đicloroizocianurat,… được sử dụng rộng rãi trong tẩy trắng vải, mang lại hiệu quả cao nhưng có thể gây hại nếu sử dụng không đúng cách.
  • Oxy hoạt tính: Hydro peroxit, peraxit tẩy trắng ít gây hại cho môi trường, thường được ưa chuộng trong ngành công nghiệp hiện đại.
  • Hợp chất lưu huỳnh và đinatri: Giúp tẩy trắng vải một cách hiệu quả.

2.5 Chất xử lý chất thải

Chất xử lý chất thải là hóa chất được sử dụng để xử lý nước thải và chất thải phát sinh trong quá trình nhuộm. 

  • Chất trung hòa: Axit sunfuric, axit clohydric,… trung hòa các chất kiềm còn lại trong quá trình nhuộm, đảm bảo an toàn môi trường.
  • Chất làm kết tủa: Các muối nhôm, sắt, canxi loại bỏ các tạp chất và kim loại nặng trong nước thải, giảm ô nhiễm.
  • Chất oxy hóa: Ví dụ như Ozon, cloramin làm oxy hóa các chất hữu cơ, khử trùng và làm sạch nước thải.
  • Enzyme xử lý màu và mùi: Loại bỏ màu và mùi khó chịu trong nước thải hiệu quả, an toàn.

2.6 Hóa chất làm sạch, tẩy rửa

Hóa chất làm sạch, tẩy rửa giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác khỏi bề mặt vải và các vật liệu dệt. 

  • Chất khử clo, khử màu: Giúp loại bỏ clo dư và phẩm màu không mong muốn trong nước, đảm bảo nước sạch an toàn.
  • Xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa dạng lỏng: Được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, giúp làm sạch quần áo và bề mặt vải.
  • Chất làm mềm nước: Photphonat, polycarboxylat làm giảm độ cứng của nước, tăng hiệu quả của chất tẩy rửa.

3. Hóa chất ngành dệt may thân thiện với môi trường – VieChemol SR

Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc sử dụng hóa chất ngành dệt may cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nhà sản xuất, doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm giải pháp hóa chất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

VieChemol SR Conc 5 Trong 1, sản phẩm của Vietextile, là chất hoạt động bề mặt không ion được sử dụng trong làm ướt, cọ rửa và tẩy trắng trong ngành nhuộm. Với khả năng loại bỏ vết dầu và ngăn chặn tạp chất tái lắng đọng, sản phẩm này giúp vải sạch sẽ, trắng sáng bằng quy trình ngắn gọn. Thành phần Ethoxylate làm sạch hiệu quả, dễ hòa tan trong nước, không tạo bọt nhiều và không bị ảnh hưởng bởi nước cứng hay độ pH. VieChemol SR ổn định, không tạo phản ứng nguy hiểm, là giải pháp thân thiện với môi trường rất được ưa chuộng hiện nay.

Bài viết đã giới thiệu 20+ hóa chất ngành dệt may phổ biến đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng hóa chất vào sản xuất. Vì mục tiêu phát triển bền vững, bạn nên hiểu rõ về các loại hóa chất và không ngừng tìm kiếm giải pháp thay thế an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường. 

Nếu quan tâm đến hóa chất nấu tẩy Viechemol SR Conc 5 Trong 1, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua phương thức sau:

  • Điện thoại: +84 (0) 901809309
  • Email: Info@Vietextile.com
  • Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt