Search
Close this search box.

Quy trình sản xuất vải dệt kim: Từ sợi vải đến sản phẩm hoàn thiện

Quy trình sản xuất vải dệt kim trải qua rất nhiều công đoạn. Từ từng sợi vải được dệt thành những sản phẩm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu của con người. Từ những bước đầu tiên như chuẩn bị nguyên liệu, kéo sợi cho đến quá trình dệt và hoàn thiện sản phẩm, mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong sản xuất vải dệt kim chất lượng cao. 

1. Nguyên liệu sản xuất vải dệt kim

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất vải dệt kim bao gồm sợi tự nhiên và sợi tổng hợp. Các loại sợi tự nhiên phổ biến là bông, len, tơ tằm và lanh. Sợi bông được ưa chuộng vì độ mềm mại và khả năng thấm hút tốt. Len có khả năng giữ ấm, trong khi tơ tằm mang đến cảm giác mát lạnh, mềm mại. Sợi lanh tuy cứng nhưng rất bền và thấm hút mồ hôi.

Sợi tổng hợp như polyester, nylon, acrylic, spandex đều được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất vải dệt kim do tính linh hoạt và khả năng đáp ứng được nhiều yêu cầu kỹ thuật. Polyester có độ bền cao, khô nhanh, nylon thì rất bền, chống mài mòn tốt. Acrylic mềm mại, giữ ấm tốt, trong khi spandex có độ co giãn tuyệt vời.

Một số loại vải dệt kim còn kết hợp cả sợi tự nhiên và sợi tổng hợp để tận dụng ưu điểm của cả hai loại sợi. Ví dụ, sợi bông pha polyester thường sẽ được kết hợp với nhau. Từ đó tạo ra vải dệt kim có độ bền cao hơn và ít nhăn hơn so với vải dệt kim từ sợi bông 100%.

2. Quy trình sản xuất vải dệt kim chi tiết

Quy trình sản xuất vải dệt kim bao gồm nhiều công đoạn phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao. Cụ thể: 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Trước khi đưa vào sản xuất, sợi cần được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Ngoài ra, bước làm sạch kỹ lưỡng rất cần thiết để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.

Ngoài ra, các nhà sản xuất có thể pha trộn các loại sợi khác nhau, để tạo ra loại vải có tính năng đặc biệt. Tỷ lệ pha trộn được đo lường cẩn thận để đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng.

Bước 2: Kéo sợi

Sau khi qua giai đoạn sơ chế, sợi nguyên liệu được đưa vào quá trình kéo sợi. Tại đây, sợi trải qua nhiều công đoạn. Chải sợi để loại bỏ tạp chất và sắp xếp các sợi theo một hướng nhất định. Kéo sợi để tạo thành những sợi chỉ liên tục và đồng đều. Xoắn sợi để tăng cường độ bền, đàn hồi. Sợi chỉ thành phẩm được cuốn lên các ống suốt, sẵn sàng cho công đoạn dệt tiếp theo.

Bước 3: Dệt kim

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất. Máy dệt kim sử dụng kim dệt để tạo ra các mũi dệt liên kết với nhau. Các loại máy dệt kim đều có đặc điểm, ứng dụng riêng. Máy dệt kim phẳng thường sản xuất các loại vải có bề mặt phẳng. Trong khi máy dệt kim tròn tạo ra các tấm vải hình ống. Người vận hành điều chỉnh các thông số kỹ thuật như độ dài mũi dệt và độ dày của vải (GSM) để đạt được sản phẩm cuối cùng với chất lượng, độ dày mong muốn. Sau khi quá trình dệt hoàn tất, vải sẽ được kiểm tra sơ bộ để phát hiện và sửa chữa các lỗi dệt nếu có. 

Bước 4: Hoàn thiện vải

Vải sau khi dệt sẽ được đưa qua các công đoạn như giặt, nhuộm, và xử lý hóa chất. Quá trình giặt giúp loại bỏ tạp chất còn sót lại, làm sạch bề mặt vải. Nhuộm tạo màu sắc đồng nhất, bền bỉ cho sản phẩm. Ngoài ra, vải có thể được xử lý bằng chất hóa học để tăng cường độ mềm mại, khả năng chống nhăn.

Bước 5: Kiểm tra chất lượng. 

Vải sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng trước khi xuất xưởng. Các mẫu vải sẽ được kiểm tra độ bền, độ co giãn, độ thấm hút cùng các đặc tính khác.

3. Công nghệ sản xuất vải dệt kim

Công nghệ sản xuất vải dệt kim đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Các máy dệt kim hiện đại được trang bị hệ thống điều khiển tự động. Có khả năng sản xuất vải với độ chính xác cao và tốc độ nhanh.

Một trong những công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ dệt kim không đường may (seamless knitting). Công nghệ này cho phép sản xuất các sản phẩm dệt kim liền mạch, không cần phải may lại các mảnh vải với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Đồng thời tạo ra các sản phẩm có độ bền cao và thoải mái hơn cho người mặc.

Công nghệ dệt kim 3D là một bước tiến mới trong ngành công nghiệp dệt kim. Công nghệ này cho phép sản xuất các sản phẩm có cấu trúc 3D phức tạp từ áo, quần đến giày dép, mà không cần phải cắt và may lại các mảnh vải. Các sản phẩm dệt kim 3D không chỉ có độ bền cao mà còn có khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, công nghệ xử lý hóa chất và nhuộm vải cũng ngày càng được cải tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường. Các chất nhuộm thân thiện với môi trường và quy trình nhuộm tiết kiệm nước đang được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt kim.

4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng vải dệt kim

Kiểm tra và đánh giá chất lượng vải dệt kim là bước quan trọng trong quy trình sản xuất. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Quy trình kiểm tra chất lượng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, cụ thể.

  • Kiểm tra nguyên liệu: Cuộn sợi sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗi như sợi đứt, sợi thừa hoặc khiếm khuyết khác. Sau khi dệt, vải sẽ được kiểm tra sơ bộ để phát hiện các lỗi dệt như mũi dệt bị lỏng, mũi dệt bị hỏng hoặc vết bẩn.
  • Kiểm tra hoàn thiện: Đánh giá đặc tính của vải như độ bền, độ co giãn, thấm hút, bền màu bằng phép thử độ bền kéo, phép thử độ co giãn. Ngoài ra, phép thử hóa học cũng được thực hiện để kiểm tra tính an toàn của vải. Các mẫu vải cần đảm bảo không chứa các chất hóa học độc hại như formaldehyde, phthalates hoặc kim loại nặng.
  • Kiểm tra trước khi đóng gói, xuất xưởng: Kiểm tra ngoại quan, đảm bảo không có lỗi nào bị bỏ sót. Kiểm tra thông số kỹ thuật để chắc chắn sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

5. VieTextile – đơn vị sản xuất vải dệt kim chất lượng cao

Bài viết đã mô tả cụ thể quy trình sản xuất vải dệt kim và giới thiệu VieTextile – đơn vị cung cấp giải pháp sản xuất vải dệt kim uy tín. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ trang bị thêm kiến thức bổ ích về loại vải phổ biến này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến quy trình sản xuất vải dệt kim, đừng quên liên hệ với VieTextile qua phương thức sau:

  • Điện thoại: +84 (0) 901809309
  • Email: Info@Vietextile.com
  • Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt