Search
Close this search box.

So sánh công nghệ in vải cotton và in vải polyester

So sánh công nghệ in vải cotton và in vải polyester về tính chất vật liệu, chất lượng in, độ thoải mái, giá cả của từng loại để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Tính chất vật liệu in vải cotton và in vải polyester

    Tính chất vải cotton và vải polyester

    Cotton và polyester là 2 chất liệu vải được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc hay trang trí nội thất. Mỗi chất liệu sở hữu những ưu điểm riêng. Nhưng nhìn chung, cả hai đều có tính ứng dụng cao, dễ nhuộm màu và in hoa văn.

    Vải cotton là loại vải dệt từ sợi bông tự nhiên. Hoặc có thể kết hợp giữa sợi bông với một số loại sợi nhân tạo khác. Một số loại vải cotton thường gặp như: cotton 100% tự nhiên, cotton poly, cotton satin, cotton lụa, cotton nhung, cotton 65/35 (CVC), cotton 35/65 (Tixi),…

    Vải cotton sản xuất từ quả bông 

    Vải polyester là loại vải tổng hợp được làm từ sợi polyester – một loại polymer nhân tạo cấu thành từ ethylene có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ. Hiện có 4 dạng sợi polyester cơ bản là sợi xơ, sợi thô, sợi fiberfill và sợi filament. Vải polyester gồm 2 loại chính:  4-Cyclohexylene-Dimethylene Terephthalate (PCDT), Polyethylene Terephthalate (PET) và Poly-1.

    Dưới đây là bảng so sánh đặc điểm của chất liệu cotton và polyester:

    CottonPolyester
    Khô thoáng, dễ thấm nước và lâu khô sau khi inKháng nước tự nhiên, nhanh khô hơn so với cotton
    Độ ẩm tự nhiên lên tới 8,5%Độ ẩm tự nhiên 0,4%
    Mềm mịn, không gây kích ứngDày, khá nóng, dễ gây khó chịu khi sử dụng vào mùa hè
    Dễ dàng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trườngKhó phân hủy khi thải ra môi trường
    Chỉ giặt bằng tay, nếu giặt máy sẽ khiến vải bị nhăn, mất form, bông xù,…Giặt được bằng tay hoặc bằng máy, có thể dụng chất làm mềm vải
    Độ bền thấp hơn polyester, dễ hư hỏng nếu bảo quản, sử dụng không đúng cáchĐộ bền cao, độ giãn rất tốt, chống co rút

    Chất lượng in vải cotton và in vải polyester

      Chất lượng hình in trên vải cotton thường rất tự nhiên, cuốn hút. Bề mặt cotton mềm mịn giúp mực in thấm sâu vào sợi vải, tạo ra những hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, điểm yếu của vải cotton là phai màu theo thời gian và theo nhiều lần giặt. Hình in sẽ mất đi độ tươi sáng ban đầu, sản phẩm dần bạc màu hoặc úa vàng sau một thời gian sử dụng.

      Về chất lượng in, hình in vải polyester có độ sắc nét và bền màu tốt hơn so với cotton. Bề mặt vải polyester ít thấm mực hơn so với cotton. Nhưng mực in trên vải polyester thường tươi sáng, bám chắc trên bề mặt vải. Đặc biệt, vải polyester rất bền, chịu được hóa chất. Nên hình in trên polyester thường khó phai màu, không ảnh hưởng tới các loại vải khác trong quá trình giặt.

      So sánh giá vải cotton và vải polyester

        Nếu muốn in vải nguyên cây, in vải số lượng lớn, bạn cần xem xét yếu tố giá vải cotton và polyester sao cho phù hợp với tình hình tài chính.

        Vải cotton thường có giá thấp hơn so với vải polyester vì được sản xuất từ quả bông – nguồn nguyên liệu tự nhiên phổ biến, dễ dàng tiếp cận. Quy trình sản xuất vải cotton đơn giản hơn với 5 bước cơ bản: thu hoạch và phân loại xơ bông, tinh chế xơ bông, hòa tan và kéo sợi, dệt vải cotton, nhuộm vải cotton. Điều này giúp nhà sản xuất giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. 

        Ngược lại, vải polyester thường có giá cao hơn so với cotton. Do polyester là sợi tổng hợp được sản xuất từ các hợp chất hóa học và kỹ thuật sản xuất phức tạp hơn so với cotton. Quy trình sản xuất polyester tiêu tốn nhiều năng lượng và tài nguyên hơn. Việc làm tăng chi phí sản xuất và do đó tăng giá thành của sản phẩm. 

        Công nghệ in vải phổ biến hiện nay

          Công nghệ in vải cotton

          Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số công nghệ in vải cotton phổ biến sau:

          • Công nghệ in lụa: Công nghệ in truyền thống, sử dụng khuôn in để định vị hình in, sau đó lưỡi dao cao su sẽ gạt mực để mực thấm qua lưới in. Sau khi hình vẽ, hoa văn, chữ viết trở nên rõ nét, thợ in sẽ sấy khô hoặc phơi thành phẩm.
          • Công nghệ in kỹ thuật số:  Công nghệ in mới, sử dụng máy in kỹ thuật số để in trực tiếp lên bề mặt vải cotton, không cần qua khâu trung gian. Máy in sử dụng mực pigment hoặc mực reactive để in các họa tiết phức tạp lên vải cotton một cách chính xác, sắc nét.

          VieTextile là đơn vị cung cấp dịch vụ in kỹ thuật số trên vải cotton cho hình ảnh chi tiết, sắc nét cùng màu sắc sống động, khó phai. Những ưu điểm như tốc độ in nhanh, độ chính xác cao, không giới hạn số màu sẽ giúp khách hàng vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa nhận về những mẫu in chất lượng cao với giá thành hợp lý.

          Công nghệ in vải polyester

          Hình in vải polyester sẽ có chất lượng hiển thị tốt nhất khi sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt. Đây là công nghệ in tiên tiến ứng dụng nguyên lý thăng hoa. Hình được in lên giấy chuyển nhiệt, sau đó sử dụng máy ép nhiệt để hình in bám lên bề mặt vải. Ở nhiệt độ cao, mực thăng hoa từ rắn sang hơi và bám lên bề mặt vải. 

          Kết quả là mực in bám chặt trên bề mặt vải, không làm cứng, cộm vải và đảm bảo thoáng khí. Hình ảnh in ra rõ nét, màu sắc tươi sáng chân thực, có khả năng in thiết kế phức tạp như hình 3D. Đồng thời, hình in có độ bền cao, không bị phai màu hay nứt hình dù giặt vải bằng máy. Công nghệ này cho phép in mọi kích thước vải polyester, bao gồm cả in toàn thân.

          Bạn nên cân nhắc lựa chọn công nghệ in vải cotton hay in vải polyester dựa vào mục đích sử dụng, sở thích cá nhân, chất lượng in ấn, độ thoải mái và mục tiêu bền vững môi trường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.

          Nội dung tóm tắt