Tiền xử lý vải cotton là công đoạn quan trọng trong sản xuất sản phẩm dệt may. Việc này giúp loại bỏ tạp chất trên vải và chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, quy trình này cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, rủi ro. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Tiền xử lý vải cotton là gì? Tại sao cần tiền xử lý vải cotton?
Nội dung tóm tắt
ToggleTiền xử lý vải cotton là giai đoạn đầu tiên trong quy trình sản xuất và hoàn thiện vải cotton. Bao gồm các bước làm sạch, loại bỏ tạp chất và chuẩn bị bề mặt vải trước khi thực hiện quy trình tiếp theo như nhuộm, in. Quá trình này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công đoạn xử lý vải sau đó. Ngoài ra, tiền xử lý vải cotton còn giúp tăng độ bền màu của vải.
Vải cotton dù có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Nhưng trong và sau quá trình dệt, vải thường bị bám nhiều tạp chất như dầu mỡ, bụi bẩn, sáp hoặc chất hóa học. Nếu không được xử lý đúng cách, những tạp chất này có thể ảnh hưởng đến chất lượng vải. Các vấn đề thường gặp là không đều màu, vết bẩn và giảm độ bền của sản phẩm.
2. Phương pháp tiền xử lý vải cotton phổ biến
Nhiều phương pháp tiền xử lý vải cotton được áp dụng trong ngành công nghiệp dệt may, cụ thể là:
- Ngâm tẩy (Scouring): là quá trình làm sạch vải bằng cách sử dụng các dung dịch kiềm để loại bỏ dầu mỡ, sáp và các tạp chất khác. Quá trình này thường sử dụng xút (NaOH) và các chất hoạt động bề mặt để làm sạch bề mặt vải. Ngâm tẩy giúp cải thiện khả năng thấm hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.
- Tẩy trắng (Bleaching): là quá trình sử dụng các hóa chất như hydrogen peroxide (H₂O₂) để làm trắng vải. Đồng thời loại bỏ các màu sắc tự nhiên còn sót lại trên sợi vải. Quá trình này giúp tạo ra bề mặt vải trắng sáng, đồng đều. Sẵn sàng cho các bước nhuộm màu hoặc in ấn. Tẩy trắng cũng giúp nâng cao độ bền màu của vải.
- Xử lý enzyme (Enzymatic Treatment): là phương pháp sử dụng các enzyme tự nhiên để loại bỏ tạp chất. Phương pháp này thân thiện với môi trường và không gây hại cho sợi vải. Các enzyme như pectinase và cellulase thường được sử dụng để loại bỏ các chất nhầy và làm mềm sợi vải. Giúp cải thiện độ mềm mại và độ bền của vải.
- Xử lý nhiệt (Heat Setting): là quá trình sử dụng nhiệt độ cao để ổn định kích thước, hình dạng của sợi vải. Quá trình này giúp giảm co rút và biến dạng của vải trong quá trình sử dụng và giặt giũ. Xử lý nhiệt cũng giúp cải thiện độ bền và độ bền màu của vải.
3. Quy trình tiền xử lý vải cotton
Quy trình tiền xử lý vải cotton bao gồm nhiều bước khác nhau. Mỗi bước đều có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng vải. Dưới đây là quy trình tiền xử lý chi tiết:
Bước 1: Kiểm tra vải thô (Greige Fabric Inspection)
Kiểm tra vải thô để phát hiện các khuyết điểm nhìn thấy được như vết bẩn, vết dầu, sợi lỏng hoặc nổi trên bề mặt vải. Việc kiểm tra này cũng bao gồm xác định loại sợi hoặc loại pha trộn của vải.
Vải thu được từ bộ phận dệt được gọi là vải thô (greige fabric). Sau khi kiểm tra, các tấm vải được khâu lại với nhau bằng chỉ tổng hợp (hỗn hợp polyester cotton tỷ lệ 80:20) để tạo thành các cuộn vải liên tục, sẵn sàng cho các bước xử lý tiếp theo.
Bước 2: Cắt tỉa (Shearing and Cropping)
Mục đích của cắt tỉa là loại bỏ toàn bộ sợi dài sợi lỏng nằm trên bề mặt của vải. Vải được đưa qua máy cắt tỉa để loại bỏ các sợi nhô ra. Đồng thời, máy cũng được trang bị bộ dò kim loại để phát hiện và loại bỏ các hạt kim loại còn sót lại trong vải.
Bước 3: Cháy xơ (Singeing)
Bước này giúp loại bỏ các sợi ngắn nhô ra khỏi bề mặt vải. Giúp cải thiện độ mịn, độ bóng và đạt hiệu quả cao trong quy trình hoàn tất vải. Tại đây các sợi nhô ra sẽ được làm sạch trước khi tiếp xúc với ngọn lửa. Ngọn lửa đốt cháy các sợi nhô ra ở tốc độ cao (50-300m/phút). Sau đó, vải được làm nguội trong bể làm nguội để dập tắt tia lửa. Bảo vệ vải khỏi nhiệt độ quá cao. Các kỹ thuật cháy xơ phổ biến bao gồm cháy xơ tấm, cháy xơ cuộn, cháy xơ khí và cháy xơ enzyme.
Bước 4: Tẩy dầu (Scouring)
Mục đích của tẩy dầu là loại bỏ các tạp chất tự nhiên và nhân tạo như dầu, mỡ, sáp và chất làm đầy khỏi vải. Từ đó cải thiện khả năng thấm hút. Vải được xử lý với dung dịch kiềm, thường là NaOH, trong quá trình tẩy dầu. Sau khi tẩy dầu, vải được giặt kỹ để loại bỏ hoàn toàn kiềm dư.
Bước 5: Tách hồ (Desizing)
Bước này giúp loại bỏ các chất làm đầy (hồ) có trong sợi từ quá trình dệt. Tách hồ được thực hiện bằng cách thủy phân tinh bột. Biến đổi hồ không tan thành các dạng dễ tan trong nước. Quá trình này có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như ngâm thối (soaking), axit hóa (acid desizing), enzyme (enzyme desizing) hoặc oxy hóa (oxidative desizing). Sau khi tách hồ, vải được giặt kỹ để loại bỏ các sản phẩm phân hủy.
Bước 6: Tẩy trắng (Bleaching)
Bước này giúp tẩy màu sắc tự nhiên của sợi để đạt được độ trắng cao và đồng đều trên vải. Từ đó, chuẩn bị cho công đoạn nhuộm màu. Quy trình tẩy trắng có thể được thực hiện bằng nhiều loại chất tẩy trắng khác nhau. Như canxi hypochlorit (Ca(OCl)2), natri hypochlorit (NaOCl), hydrogen peroxide (H2O2), và natri clorit (NaClO2). Mỗi loại chất tẩy trắng sẽ có phương pháp và hiệu quả riêng. Nhưng chúng đều yêu cầu giặt sạch sau khi tẩy trắng để loại bỏ cặn hóa chất.
Bước 7: Làm chua (Souring)
Mục đích của làm chua là trung hòa kiềm còn sót lại trong vải sau quá trình tẩy trắng. Vải được ngâm trong dung dịch axit loãng như axit clohydric, axit sulfuric, hoặc axit axetic ở nhiệt độ phòng. Sau đó, vải được giặt kỹ với nước sạch để loại bỏ cặn bẩn. Ngăn ngừa ảnh hưởng đến chất lượng vải trong các bước tiếp theo.
4. Công nghệ xử lý vải cotton tiên tiến
Công nghệ xử lý vải cotton đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất.
Công nghệ xử lý plasma:
Công nghệ xử lý plasma sử dụng khí ion hóa để làm sạch và cải thiện bề mặt vải. Quá trình này giúp loại bỏ tạp chất, tăng khả năng thấm hút và cải thiện độ bền màu. Plasma cũng giúp giảm thiểu sử dụng hóa chất và tiết kiệm năng lượng.
Công nghệ xử lý ozone:
Công nghệ xử lý ozone là một chất oxy hóa mạnh có khả năng tẩy trắng và làm sạch vải hiệu quả. Công nghệ xử lý ozone sử dụng khí ozone để loại bỏ tạp chất và tẩy trắng vải mà không cần sử dụng hóa chất tẩy trắng truyền thống. Quá trình này thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Công nghệ xử lý enzyme cải tiến:
Các enzyme mới được phát triển với hiệu suất cao hơn và thời gian xử lý ngắn hơn. Công nghệ xử lý enzyme cải tiến giúp loại bỏ tạp chất hiệu quả hơn, cải thiện độ mềm mại và độ bền của vải. Các enzyme thân thiện với môi trường và không gây hại cho sợi vải.
Công nghệ xử lý bằng siêu âm:
Công nghệ xử lý bằng siêu âm sử dụng sóng siêu âm để tạo ra các bọt khí nhỏ. Giúp loại bỏ tạp chất và làm sạch vải hiệu quả hơn. Quá trình này không cần sử dụng nhiều hóa chất và tiết kiệm năng lượng, đồng thời cải thiện độ bền và độ mềm mại của vải.
Công nghệ VieChemol SR:
Với công thức tích hợp, VieChemol SR có thể loại bỏ vết dầu do máy Spinning và dầu bôi trơn dệt kim. Đồng thời ngăn chặn tạp chất tái lắng đọng. Đặc biệt, VieChemol SR có thể giúp nhà máy rút ngắn quy trình sản xuất, tiết kiệm nguồn lực. Ngoài ra, VieChemol SR rất thân thiện môi trường. Từ đó giúp quy trình tiền xử lý vải cotton đạt hiệu quả cao.
5. Vấn đề thường gặp và cách khắc phục trong tiền xử lý vải cotton
Quá trình tiền xử lý vải cotton không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục.
Vải không đều màu sau khi tẩy trắng
- Nguyên nhân: Tạp chất còn sót lại trên vải hoặc dung dịch tẩy trắng không đồng đều.
- Cách khắc phục: Đảm bảo quy trình ngâm tẩy và tẩy trắng được thực hiện đúng cách, sử dụng dung dịch tẩy trắng đồng đều và kiểm tra chất lượng vải thường xuyên.
Vải bị co rút sau khi xử lý nhiệt
- Nguyên nhân: Nhiệt độ và thời gian xử lý không phù hợp.
- Cách khắc phục: Cài đặt nhiệt độ và thời gian xử lý phù hợp với loại vải cotton cụ thể, kiểm tra kích thước vải trước và sau khi xử lý nhiệt để điều chỉnh quy trình.
Vải bị hỏng hoặc rách sau khi xử lý enzyme
- Nguyên nhân: Sử dụng enzyme không phù hợp hoặc thời gian xử lý quá lâu.
- Cách khắc phục: Sử dụng enzyme phù hợp với loại vải cotton cụ thể, kiểm tra thời gian xử lý và điều chỉnh quy trình để tránh làm hỏng sợi vải.
Vải bị ố vàng sau khi tẩy trắng
- Nguyên nhân: Sử dụng hóa chất tẩy trắng không đúng cách hoặc không rửa sạch sau khi tẩy trắng.
- Cách khắc phục: Sử dụng hóa chất tẩy trắng đúng cách, đảm bảo rửa sạch vải sau khi tẩy trắng để loại bỏ các hóa chất còn sót lại.
5. Giải pháp tiền xử lý vải cotton hiệu quả từ VietTextile
VietTextile cam kết cung cấp các giải pháp tiền xử lý vải cotton hiệu quả. Với kinh nghiệm dày dặn và đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tối ưu, giúp khách hàng nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Các sản phẩm hóa chất của VietTextile không chỉ đảm bảo hiệu quả cao trong việc loại bỏ tạp chất, tăng khả năng hấp thụ màu nhuộm mà còn thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng.
Tiền xử lý vải cotton là bước đệm quan trọng để tạo ra những sản phẩm dệt may chất lượng cao. Cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ, tương lai của tiền xử lý vải cotton hứa hẹn sẽ có nhiều đổi mới, mang đến những giải pháp chất lượng và bền vững hơn.
Nếu quan tâm đến hóa chất nấu tẩy Viechemol SR Conc 5 Trong 1, giải pháp tiền xử lý vải cotton hiệu quả, đừng quên liên hệ với VieTextile qua phương thức sau:
- Điện thoại: +84 (0) 901809309
- Email: Info@Vietextile.com
- Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh