Search
Close this search box.

Vải dệt thoi là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng

Vải dệt thoi là loại vải đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang đến gia dụng, nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại vải này. Vậy vải dệt thoi là gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về đặc điểm, phân loại và ứng dụng phong phú của vải dệt thoi trong cuộc sống

1. Vải dệt thoi là gì? Lịch sử hình thành và phát triển

Vải dệt thoi là loại vải gồm hệ sợi dọc và sợi ngang đan vuông góc. Sợi dọc chạy song song với chiều dài của tấm vải. Sợi ngang luồn qua và nằm dưới sợi dọc theo quy luật nhất định. Quá trình dệt được thực hiện bằng khung cửi thủ công hoặc máy dệt thoi cơ khí. Hai cách thức này giúp đảm bảo cấu trúc vải bền vững và đa dạng về hoa văn. 

Ngành dệt có nguồn gốc từ rất sớm. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy người Ai Cập đã biết dệt vải từ cách đây khoảng 6000 năm. Người Trung Quốc đã thành công trong việc nuôi tằm và dệt lụa cách đây khoảng 4000 năm. Khung dệt đơn giản bằng gỗ hoặc tre và dụng cụ thủ công được sử dụng để tạo ra vải. Quá trình dệt hoàn toàn phụ thuộc vào sức lao động của con người.

Sau đó, máy hơi nước ra đời, máy dệt cơ khí đầu tiên xuất hiện. Đây cũng là cột móc đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành dệt. Phát minh máy dệt thoi của John Kay, cơ cấu Jacquard giúp cải thiện năng suất và đa dạng hóa loại vải thu được.

Thế kỷ 20 chứng kiến những đột phá lớn như nguyên lý thoi kẹp, nguyên lý dùng kiếm, dùng khí đưa sợi ngang, máy dệt nước. Ngành dệt thoi tiếp tục phát triển cùng công nghệ hiện đại như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo. Nhiều loại vải mới được tạo ra với tính năng ưu việt nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

2. Đặc điểm, tính chất của vải dệt thoi

Bên cạnh hiểu rõ định nghĩa vải dệt thoi là gì, bạn có thể tìm hiểu đặc điểm và tính chất đặc trưng của vải dệt thoi ngay sau đây:

  • Cấu trúc tương đối chặt chẽ, bề mặt vải khít, đều đặn do các sợi chỉ đan xen nhau với mật độ trung bình đến lớn.
  • Biên vải đẹp, chắc chắn, giúp sản phẩm bền và ít bị xổ chỉ khi sử dụng.
  • Khả năng co giãn của vải dệt thoi phụ thuộc vào tính chất của sợi dệt. Nhưng nhìn chung, độ co giãn dọc và ngang của vải dệt thoi thường thấp hơn vải dệt kim.
  • Không có hiện tượng quăn mép và ít bị rút sợi. Việc này đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền bỉ sau thời gian dài sử dụng.
  • Đa dạng, phong phú về kiểu dệt, bề mặt dệt đẹp.

3. Phân loại vải dệt thoi

Vải dệt thoi gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể:

Vải dệt thoi trơn (Plain weave)

Sợi chỉ ngang và sợi chỉ dọc đan xen với nhau theo quy luật một trên một dưới. Giúp tạo nên bề mặt vải phẳng, mịn và đều màu. Vải dệt thoi trơn thường được sử dụng để sản xuất ga giường, áo sơ mi học sinh… Độ dày, trọng lượng của vải phụ thuộc vào độ dày của sợi chỉ sử dụng. Khi sợi chỉ càng dày, vải càng dày và nặng hơn.

Vải dệt thoi chéo (Twill weave)

Vải dệt thoi chéo có cấu trúc đan xen những đường chéo nổi bật trên bề mặt vải. Vải dệt thoi chéo thường được sử dụng để sản xuất quần jeans, áo khoác lao động và ba lô. Cách dệt này giúp vải có độ bền cao, chịu được mài mòn. Đồng thời có thể sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt.

Vải dệt thoi xương cá (Herringbone weave)

Cấu trúc đan xen đặc biệt với những đường chéo hình chữ V (chevron pattern) trên bề mặt vải. Loại dệt này thường được làm từ sợi len và sử dụng để sản xuất áo khoác mùa đông. Vải dệt thoi xương cá không chỉ ấm áp mà còn mang lại vẻ ngoài thời trang, sang trọng.

Vải dệt thoi satin (Satin weave)

Bề mặt vải mịn, bóng nhờ sợi chỉ ngang “nổi” trên bốn đến bảy sợi chỉ dọc, cho phép ánh sáng phản chiếu. Tuy nhiên, vải dệt thoi satin dễ bị rách, không bền. Thường được sử dụng để làm váy đầm hoặc sản phẩm thời trang cao cấp. 

Vải dệt thoi nỉ (Pile weave)

Vải dệt thoi nỉ sở hữu lớp lông mịn màng nhờ kỹ thuật cắt ngắn sợi chỉ bổ sung trong quá trình dệt. Ví dụ như vải nhung (velvet) với bề mặt mềm mại mịn màng. Thường dùng cho sản phẩm thời trang, nội thất cao cấp.

4. So sánh vải dệt thoi với loại vải khác

Vải dệt thoi, vải dệt kim và vải không dệt là ba loại vải phổ biến. Mỗi loại có những đặc tính và ứng dụng riêng biệt.

  • Vải dệt thoi: Được tạo thành từ hai hệ sợi dọc và ngang đan xen nhau theo góc vuông, vải dệt thoi có cấu trúc bền vững và ít co giãn. Nhờ cấu trúc chặt chẽ này, vải dệt thoi thường được sử dụng để may các sản phẩm yêu cầu độ bền cao như quần tây, áo sơ mi, vải bọc ghế, rèm cửa.
  • Vải dệt kim: Được tạo ra bằng cách liên kết các vòng sợi với nhau thành một mạng lưới, vải dệt kim có độ co giãn tốt và khả năng thấm hút mồ hôi cao. Chính vì vậy, vải dệt kim thường được sử dụng để may các sản phẩm như áo thun, áo len, đồ thể thao. So với vải dệt thoi, vải dệt kim thường dễ bị dão, phai màu hơn sau nhiều lần giặt.
  • Vải không dệt: Khác với hai loại vải trên, vải không dệt không được dệt bằng cách đan xen các sợi. Thay vào đó, chúng được tạo ra bằng cách ép các sợi ngắn hoặc tấm sợi lại với nhau bằng nhiệt, hóa chất hoặc cơ học. Vải không dệt thường mềm, nhẹ và có khả năng thấm hút tốt. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm y tế, đồ dùng một lần hoặc sản phẩm cách nhiệt.

5. Ứng dụng, tiềm năng kinh doanh vải dệt thoi

Vải dệt thoi ngày nay trở thành một phần trong đời sống thường ngày. Từ trang phục, đồ gia dụng đến đồ nội thất hầu như đều được làm từ dệt . Trong ngành công nghiệp thời trang, nhờ độ bền cao và khả năng giữ dáng tốt, vải dệt thoi là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm thời trang như áo sơ mi, quần âu, váy cùng các loại trang phục khác.

Trong ngành công nghiệp gia dụng, nội thất, vải dệt thoi dùng để sản xuất rèm cửa, khăn trải bàn hoặc sản phẩm trang trí khác. Ngoài ra, loại vải này được ứng dụng để sản xuất ghế ngồi, bọc ghế. Vải dệt thoi duy trì vẻ đẹp, tuổi thọ của mặt hàng gia dụng, nội thất trong thời gian dài.

Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm chất lượng cao, bền vững ngày càng gia tăng, tiềm năng kinh doanh vải dệt thoi ngày càng lớn. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ sản xuất hiện đại và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển các loại sợi mới, thân thiện với môi trường cũng là một hướng đi tiềm năng, giúp nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt thoi trên thị trường.

6. VieTextile – công ty sản xuất vải dệt thoi chất lượng cao

VieTextile là công ty chuyên sản xuất vải dệt thoi chất lượng cao. Công ty đã xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các xưởng, nhà máy, công ty tơ, sợi, vải hàng đầu tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. VieTextile luôn nắm bắt xu thế, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý nguồn cung ứng, đảm bảo quy trình sản xuất hiện đại, hiệu quả. Đội ngũ thiết kế của VieTextile am hiểu sâu sắc về thương hiệu, thị trường và không ngừng sáng tạo các sản phẩm mang tính đột phá. Ngoài ra, đội ngũ R&D với chuyên môn sâu trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu đảm bảo nguyên liệu đầu vào hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Bài viết đã trả lời câu hỏi vải dệt thoi là gì đồng thời mô tả đặc điểm, tính chất, phân loại và ứng dụng thực tế. Vải dệt thoi không chỉ sở hữu những ưu điểm vượt trội về độ bền mà còn mang đến giá trị thẩm mỹ tinh tế. Nhờ đó, vải dệt thoi dần trở thành một trong những loại vải được ưa chuộng và mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho ngành dệt may.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp sản xuất vải dệt thoi chất lượng, tiết kiệm, đừng quên liên hệ với VieTextile qua phương thức sau:

  • Điện thoại: +84 (0) 901809309
  • Email: Info@Vietextile.com
  • Văn phòng: 82C Quách Đình Bảo, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt