Search
Close this search box.

Vải dệt thoi và dệt kim: Tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng của 2 loại vải

Vải dệt thoi và vải dệt kim là hai loại vải phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang và nội thất. Mỗi loại vải sở hữu đặc điểm riêng biệt về cấu trúc, tính chất và ứng dụng. Cùng khám phá qua bài viết sau nhé.

1. Giới thiệu vải dệt thoi và dệt kim

Vải dệt thoi và vải dệt kim là hai loại vải phổ biến nhất trong ngành công nghiệp may mặc. Vải dệt thoi là loại vải được tạo ra bằng cách đan xen sợi ngang và sợi dọc trên một khung dệt. Trong khi đó, vải dệt kim là loại vải được tạo ra bằng cách liên kết các vòng sợi lại với nhau theo một quy luật nhất định. 

Mỗi loại vải có đặc điểm, thuộc tính riêng biệt dẫn đến cách ứng dụng khác nhau. Hiểu rõ điểm tương đồng, khác biệt giữa hai loại vải này sẽ giúp nhà sản xuất lựa chọn nguyên liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Đồng thời giúp tối ưu hóa chi phí và chất lượng sản phẩm.

2. So sánh vải dệt thoi và dệt kim

Dưới đây là thông tin so sánh vải dệt thoi và dệt kim dựa trên các yếu tố như quá trình sản xuất, tính ổn định, độ dày, thoáng khí, ứng dụng và ảnh hưởng môi trường.

Thiết bị sử dụng

Dệt thoi

Vải dệt thoi được sản xuất bằng cách đan xen hai hệ sợi vuông góc: sợi dọc và sợi ngang. Quá trình đan xen chặt chẽ mang đến cấu trúc chặt chẽ, ổn định và không dễ bị xé rách hay mất kết cấu khi sử dụng. Các dòng máy dệt thoi có thể được chia thành hai loại chính:

Máy dệt thoi tự động (Automatic Looms): Được điều khiển bằng điện tử hoặc cơ điện, cho phép sản xuất vải với tốc độ nhanh và chính xác hơn.

Máy dệt thoi cơ khí (Manual Looms): Yêu cầu thao tác thủ công để đan các sợi. Thường thấy trong sản xuất nhỏ lẻ hoặc thủ công mỹ nghệ.

Dệt kim

Mặt khác, vải dệt kim hình thành từ hàng loạt vòng sợi đan xen và lồng vào nhau. Quá trình dệt kim có thể được thực hiện bằng máy dệt phẳng hoặc máy dệt vòng. Các vòng sợi kết nối chặt chẽ với nhau theo chiều dọc (wale) và chiều ngang (course). Đặc điểm nổi bật của vải dệt kim là khả năng co giãn, tính đàn hồi cao và vừa vặn với dáng người mặc. Có hai loại chính của máy dệt kim:

Máy dệt kim ngang (Flat Knitting Machines): Tạo ra các mảnh vải phẳng, thường được sử dụng để sản xuất áo sweater hoặc các sản phẩm cần may ghép.

Máy dệt kim vòng (Circular Knitting Machines): Dùng để tạo ra vải dạng ống hoặc các sản phẩm như áo thun, áo len.

Chi phí sản xuất

Vải dệt kim thường có chi phí thấp hơn so với vải dệt thoi. Điều này do quy trình sản xuất liên tục, tự động hóa cao và chi phí nguyên liệu, thiết bị, lao động thấp hơn. Ngược lại, máy dệt thoi hiện đại thường có giá thành cao, đòi hỏi kỹ thuật vận hành phức tạp và chi phí bảo trì lớn. Do đó, chi phí sản xuất vải dệt thoi thường cao hơn.

Tính ổn định và khả năng giữ form

Vải dệt thoi sở hữu độ ổn định kích thước vượt trội so với vải dệt kim. Vải dệt thoi có thể giữ hình dạng ban đầu ngay cả khi ngấm nước hoặc ma sát. Tuy nhiên, loại vải này có khả năng phục hồi hình dạng kém hơn sau khi bị gấp hay ép.

Vải dệt kim dễ bị biến dạng khi kéo giãn, đặc biệt là vải dệt kim đan ngang. Ngoài vải dệt kim ít bị nhăn, dễ dàng giữ được vẻ ngoài tươi mới sau nhiều lần sử dụng.

Độ dày và cảm giác khi sử dụng

Vải dệt thoi có cấu trúc sợi chặt chẽ, tạo nên bề mặt vải mịn màng và phẳng. Trong khi đó, vải dệt kim với cấu trúc vòng lặp ba chiều mang lại cảm giác mềm mại và đàn hồi.

Vải dệt thoi thường mỏng nhẹ hơn so với vải dệt kim. Cấu trúc sợi dày đặc của vải dệt kim giúp tăng cường độ dày, trọng lượng mang đến cảm giác ấm áp, chắc chắn.

Vải dệt thoi mang đến cảm giác mát mẻ, thoáng mát, phù hợp khi sử dụng trong thời tiết nóng. Vải dệt kim tạo cảm giác ấm áp, thoải mái, thích hợp cho thời tiết lạnh.

Tính thoáng khí

Cấu trúc sợi chặt chẽ của vải dệt thoi hạn chế khả năng lưu thông khí, khiến vải kém thoáng mát hơn so với vải dệt kim. Ngược lại, cấu trúc vòng lặp tạo nhiều khoảng trống trên vải dệt kim, giúp tăng cường khả năng thấm hút mồ hôi và thoát ẩm. Vải dệt kim tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi mặc, đặc biệt trong điều kiện hoạt động mạnh.

Ứng dụng của vải dệt thoi và dệt kim

Vải dệt thoi thường ứng dụng trong sản xuất mặt hàng thời trang yêu cầu độ bền cao, khả năng giữ dáng tốt và ít co giãn như quần tây, áo vest, váy…. Nhờ tính chất mịn màng, chống nhăn, loại vải này là lựa chọn hoàn hảo cho sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, sofa, gối tựa..

Vải dệt kim dùng để sản xuất sản phẩm co giãn, mềm mại và ôm sát cơ thể như áo phông, quần áo thể thao, tất, găng tay, đồ lót… Cấu trúc vòng sợi tạo lớp cách nhiệt và giữ ấm hiệu quả. Nhờ đó, vải dệt kim phù hợp với nhiều loại trang phục mùa đông như áo len, khăn quàng cổ,…

Ảnh hưởng môi trường trong quá trình sản xuất

Vải dệt thoi trải qua quá trình sản xuất phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn như quay sợi, tạo khung và nhuộm màu. Việc này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là từ công đoạn nhuộm sợi.

Trong khi đó, vải dệt kim thường không yêu cầu nhiều công đoạn chuẩn bị sợi như vải dệt thoi. Quá trình sản xuất vải dệt kim đơn giản hơn và ít ảnh hưởng đến môi trường, do sử dụng ít hóa chất khi chuẩn bị sợi.

3. Hướng dẫn phân biệt vải dệt thoi và dệt kim

Chỉ bằng vài thao tác đơn giản bạn có thể phân biệt vải dệt thoi và dệt kim ngay cả khi nhìn bằng mắt thường.

Phân biệt bằng cách quan sát thớ vải

Vải dệt thoi thường có kết cấu chặt chẽ, sợi vải đan xen lẫn nhau theo kiểu lưới. Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy sợi vải đan chồng lên nhau, cấu trúc giống như lưới vợt tennis. Hai mặt của vải dệt thoi thường giống nhau và khi sờ vào sẽ có cảm giác xốp nhất định.

Khi quan sát kỹ vải dệt kim, đặc biệt là dệt kim sợi ngang, bạn sẽ thấy hình dạng giống chữ “V” trên bề mặt vải. Đối với vải dệt kim sợi dọc, kết cấu không rõ ràng bằng, nhưng bạn vẫn có thể thấy các đường thẳng chạy dọc theo chiều dài của thớ vải.

Phân biệt bằng khả năng chống nhăn

Khi bạn nắm, vò vải, nếu vải dễ bị nhăn, không thể hồi phục lại trạng thái ban đầu ngay lập tức, đó chính là vải dệt thoi. Vải dệt thoi cần được là ủi để lấy lại bề mặt phẳng phiu như cũ. Vải dệt kim có khả năng chống nhăn tốt hơn. Khi vò hoặc nắm, vải nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu, không xuất hiện quá nhiều vết gấp. 

Vải dệt kim khó bị nhăn

Phân biệt bằng độ co giãn

Độ co giãn của vải dệt thoi thấp hơn. Khi bạn kéo vải dệt thoi theo hai chiều ngang và dọc, phần mép vải thường bị lỏng, dễ tuột ra, đặc biệt là ở các điểm nối.

Vải dệt kim có độ co giãn cao và khả năng hồi phục hình dạng tốt hơn. Khi kéo căng vải dệt kim sợi ngang, vải sẽ trở lại trạng thái ban đầu theo chiều ngang. Tương tự, vải dệt kim sợi dọc cũng sẽ hồi phục theo chiều dọc sau khi bị kéo giãn. 

Phân biệt bằng biên vải

Vải dệt kim thường được bán dưới dạng cuộn hoặc cắt theo khổ. Phần biên vải có thêm hồ để giảm thiểu tình trạng quăn mép hoặc bai nhão. Điều này giúp vải dệt kim duy trì độ bền khi vận chuyển hoặc bán hàng.

Vải dệt thoi có phần biên vải mềm, chắc chắn, không cần sử dụng thêm hồ để cố định. Biên vải dệt thoi thường được xử lý kỹ lưỡng giúp đảm bảo độ bền, chống rách trong quá trình sử dụng. Bạn cũng có thể thử tách một mảnh vải nhỏ theo chiều dọc hoặc ngang để nhận biết loại vải. Vải dệt kim dễ dàng tách ra, trong khi kết cấu vải dệt thoi chặt chẽ hơn và khó tách.

4. VieTextile – đơn vị sản xuất vải vệt thoi và dệt kim chất lượng cao

VieTextile là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vải dệt thoi và dệt kim chất lượng cao. Thực hiện cam kết mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, VieTextile đã xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ với các đối tác uy tín trong ngành, từ nhà cung cấp nguyên liệu đến xưởng dệt hiện đại. 

Bài viết đã mô tả điểm khác biệt và tương đồng giữa vải dệt thoi và dệt kim. Mỗi loại vải đều có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Hiểu rõ về đặc tính, ứng dụng của cả hai loại vải sẽ giúp bạn lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu s

Nội dung tóm tắt